0 bình luận
Đăng bởi: Quản trị viên

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ THỪA PHÁT LẠI; PHÍ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại, như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.

2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại, phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại, phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.

Điều 2. Người nộp phí

1. Cá nhân yêu cầu bổ nhiệm thừa phát lại phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại.

2. Thừa phát lại xin thành lập Văn phòng Thừa phát lại và đăng ký hoạt động phải nộp phí thẩm định điều kiện thành lập và hoạt động theo quy định.

Điều 3. Tổ chức thu phí

1. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thực hiện thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại.

2. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại thu phí theo quy định.

Điều 4. Mức thu phí

Mức thu phí theo quy định tại Thông tư này như sau:

STT Nội dung

Mức thu ồng/hồ sơ)

01 Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại 800.000
02 Phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng TPL 1.000.000

Điều 5. Kê khai, nộp phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 6. Quản lý phí và sử dụng

1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.

2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước thì được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành ph
trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, CST (CST5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Th
ị Mai

-----------------------------------

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn Lập vi bằng cũng như các Dịch vụ pháp lý khác có thể lựa chọn liên hệ theo một trong các hình thức sau đây:

Để tìm hiểu về Vi bằng, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Thừa phát lại, cũng như Thừa phát lại quý khách có thể tham khảo các bài viết sau:

  1. Thừa phát lại và nghề thừa phát lại?
  2. Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của Vi bằng?
  3. Đăng ký lập vi bằng bằng cách nào? Các loại vi bằng phổ biến?
  4. Vi bằng phổ biến liên quan đến Bất động sản!

Xem thêm:

1. Nghị định số 08/2020/NĐ/CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

2. Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/08/2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

3. Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 của Chính phủ  quy định xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, Hôn nhân và gia đình, Thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

4. Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2009/NĐ-CP

5. Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh; phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát đối với hoạt động của Thừa phát lại.

6. Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/02/2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội + Phụ lục kèm theo

đấu giá, công ty đấu giá




Tin liên quan