0 bình luận
Đăng bởi: Quản trị viên

Trước khi đi mua nhà, ngoài việc xem vị trí, hướng nhà, chúng ta cũng phải hết sức chú ý về lối đi chung. Thực tế, bất kì chủ thể nào cũng có nhu cầu sử dụng lối đi để thông thương ra đường công cộng, phục vụ cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, thỏa thuận mở lối khi bị vây bọc hoặc lối đi quá hẹp muốn mở rộng lối đi là một vấn đề rất thiết thực. Tuy nhiên, khi thỏa thuận nếu không thực sự cẩn thận sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Trường hợp của một anh H có đến Văn phòng nhờ tư vấn là một ví dụ cụ thể: 

lập vi bằng thỏa thuận lối đi chung, thừa phát lại, lập vi bằng

“Tôi mới mua một thửa đất có diện tích 250 m2 của vợ chồng một người bạn tên là Tr, thửa đất tôi mua nằm trong thửa đất có tổng diện tích 2750m2, và ở góc trong cùng của toàn bộ khu đất. Khi xem xét sơ đồ mảnh đất, do không có lối đi ra nên tôi đã yêu cầu vợ chồng anh Tr cho dành cho mình một lối đi có diện tích 60 m2 từ mảnh đất của nhà tôi ra đường với điều kiện tôi phải đền bù cho vợ chồng anh Tr 75 triệu đồng. Hai bên chỉ thống nhất bằng miệng và trả tiền, không có giấy tờ gì. 

Tuy nhiên, một thời gian sau, vợ chồng anh Tr đã đào móng để xây nhà trên diện tích đất và chặn lối đi của nhà tôi.  Tôi đã nhiều lần sang nhà yêu cầu vợ chồng Tr tôn trọng thỏa thuận đã giao kèo giữa hai bên và để ra cho tôi một lối đi nhưng vợ chồng Tr không những không đồng ý mà còn cho rằng chưa từng có thỏa thuận với tôi. Vậy Quý văn phòng cho Tôi hỏi có thể khởi kiện anh Tr được không?” 

lập vi bằng 27/7, lap vi bang 24/7

Trả lời cho câu hỏi của anh H: 

Để khởi kiện vợ chồng Tr ra Tòa Án nhân dân có thẩm quyền, anh H cần nộp đơn khởi kiện đến tòa án nơi có thửa đất và kèm theo các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của anh. Tuy nhiên, do quá bất cẩn nên trong quá trình thỏa thuận, anh đã không lập văn bản mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói nên nếu vợ chồng Tr một mực phủ nhận thỏa thuận này thì Tòa Án cũng không có căn cứ để có thể phân xử được, thậm chí Tòa án có thể không thụ lý giải quyết.

đấu giá, công ty đấu giá

Hiện nay, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như tự bảo vệ quyền lợi của mình, khi thỏa thuận lối đi chung, bên phải trả tiền thường yêu cầu Thừa Phát Lại lập Vi bằng để ghi nhận cho các thỏa thuận, giao tiền. Việc lập Vi bằng sẽ có những lợi ích rất lớn về lâu dài vì Vi bằng có giá trị chứng cứ, không cần phải chứng minh, giúp cho người khởi kiện dễ dàng được Tòa Án thụ lý, giải quyết yêu cầu, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của anh.

Không những thế, Vi Bằng còn được các Văn Phòng Thừa Phát Lại đăng ký tại Sở Tư Pháp để lưu trữ và thẩm định về nội dung, giúp người yêu cầu yên tâm về tính pháp lý. Trường hợp bản thân người yêu cầu bị mất, thất lạc hay vô tình đưa cho bên đối phương cầm thì Vi bằng vẫn được lưu tại Văn phòng thừa phát lại và Sở tư pháp. Mặt khác, có Vi bằng là có sự chứng kiến của Thừa phát lại, người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Pháp luật được Nhà nước, trực tiếp là Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của pháp luật. Đây là một chứng cứ vững chắc, trường hợp nhà anh Tr muốn phủ nhận cũng rất khó. Đây chính là sợi dây rằng buộc giúp hạn chế việc “lật kèo” trong các thỏa thuận, giao dịch hay các sự kiện, hành vi.

luật sư, dịch vụ luật tư, tư vấn pháp luật, công ty luật, đại dương long

--------------------

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn Lập vi bằng cũng như các Dịch vụ pháp lý khác có thể lựa chọn liên hệ theo một trong các hình thức sau đây:

Tìm hiểu thêm: 

Để tìm hiểu về Vi bằng, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Thừa phát lại, cũng như Thừa phát lại anh có thể tham khảo các bài viết sau:

  1. Thừa phát lại và nghề thừa phát lại?
  2. Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của Vi bằng?
  3. Đăng ký lập vi bằng bằng cách nào? Các loại vi bằng phổ biến?
  4. Vi bằng phổ biến liên quan đến Bất động sản!

HÃY QUAN TÂM ĐỂ THEO DÕI TIN TỨC TRÊN ZALO

 



Tin liên quan