Kể từ khi kết thúc thời gian thí điểm chế định Thừa phát lại, những thuật ngữ như “vi bằng” hay “thừa phát lại” đang được nhắc đến nhiều và dần trở nên quen thuộc hơn trong cuộc sống, đặc biệt là trong quá trình thực hiện các giao dịch về tài sản có giá trị lớn như nhà, đất…
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được vi bằng là gì? Vi bằng có giá trị như thế nào? Tại sao lại lựa chọn lập vi bằng mà không phải là hình thức khác? Hay thừa phát lại là ai? Thẩm quyền của Thừa phát lại là gì?…
Để trả lời cho những thắc trên chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, giải đáp những thắc mắc trên để mọi người hiểu và áp dụng đúng nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi và nghĩa vụ của minh trong các giao dịch dân sự, và cũng để hiểu cơ bản những việc của Thừa phát lại, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để quý khách hàng được biết.
1. Khái niệm Thừa phát lại và vi bằng
Tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định:
“Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, có thể hiểu, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản do người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền, được gọi là Thừa phát lại lập. Trong đó, Thừa phát lại chứng kiến và ghi nhận lại một cách trực tiếp, khách quan sự kiện, các hành vi, diễn biến của sự kiện đang diễn ra. Sau khi ghi nhận sự kiện và lập vi bằng, Thừa phát lại có trách nhiệm gửi vi bằng đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố nơi diễn ra sự kiện để đăng ký vi bằng.
Về giá trị pháp lý của vi bằng:
Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.
2. Tại sao lựa chọn hình thức lập vi bằng mà không phải hình thức khác?
Có thể thấy, hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có những điểm tương đồng với hoạt động công chứng của công chứng viên cả về phương pháp tiến hành và mục đích hoạt động. Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất giữa hoạt động lập vi bằng và hoạt động công chứng là:
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại chỉ khách quan ghi nhận lại diễn biến sự việc một cách trung thực mà không kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ, cơ sở pháp lý khi giải quyết sự việc.
Vi bằng có giá trị pháp lý cao trong việc làm chứng cứ chứng minh trước tòa án.
Do đó, hình thức lập vi bằng của Thừa phát lại thường được lựa chọn trong các trường hợp không đủ giấy tờ, cơ sở pháp lý để công chứng hoặc các bên tham gia vào một giao dịch nào đó muốn có sự chứng kiến và ghi nhận khách quan về sự việc đang diễn ra.
Một số giao dịch thường hay lập vi bằng:
+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chưa có sổ đỏ;
+ Mua nhà mà chưa có sổ đỏ;
+ Mua đất và nhà nhưng trong sổ đỏ không chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
+ Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất;
+ Hợp đồng vay mượn tiền;
+ Di chúc;
+ Hợp đồng thuê mượn tài sản;
+ Hợp đồng bàn giao tài sản;
+ Biên bản họp gia đình;
+ Biên bản ghi nhận hành vi hoặc sự kiện pháp lý;
+ Các hợp đồng hay văn bản thỏa thuận dân sự khác;
Nếu bạn đang thực hiện những giao dịch trên để đảm bảo quyền lợi cho mình một cách tốt nhất bạn có thể liên hệ cho chúng tôi để Thừa phát lại cũng như các thư ký nghiệp vụ của chúng tôi là người có kiến thực pháp luật trước tiên sẽ tư vấn cho bạn các vấn đề liên quan đến pháp luật điều chỉnh giao dịch của bạn, từ đó đưa ra phương án tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của bạn và lập vi bằng ghi nhận lại hành vi sự kiện đã diễn ra để làm bằng chứng bảo vệ quyền lợi của bạn khi cần thiết.
------------
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn Lập vi bằng cũng như các Dịch vụ pháp lý khác có thể lựa chọn liên hệ theo một trong các hình thức sau đây:
01. Cách 1:
Liên hệ trực tiếp đến hotline của Văn phòng theo số 091 514 9999 để được tư vấn/ hỗ trợ việc Lập vi bằng 24/7.
02. Cách 2:
Gửi yêu cầu vào địa chỉ e-mail: contact@thuaphatlaihungyen.com
03. Cách 3:
Vào trang chủ website của Văn phòng Thừa phát lại Hưng Yên tại địa chỉ https://thuaphatlaihungyen.com tại mục ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ THỪA PHÁT LẠI quý khách điền thông tin cần thiết theo Form đăng ký
Sau đó bấm nút GỬI YÊU CẦU DỊCH VỤ, để gửi đến bộ phận Chăm sóc Khách hàng của Văn phòng.
04. Cách 4:
- Tư vấn trực tiếp tại trụ sở văn phòng: Số 64 Chu Mạnh Chinh, phường Hiến Nam, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
- Tại Văn Giang: Tầng 4- Lô 230 KĐT mới Văn Giang, TT Văn Giang, H. Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Tại Hà Nội: Số 38/295 phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Quý khách có thể click Gọi điện thoại Chát Zalo
hoặc Tìm đường đến Văn phòng
theo thanh điều hướng
được hiển thị trên website
Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng tùy thuộc vào từng loại Vi bằng Thừa phát lại có thể đến trực tiếp để Lập vi bằng.
Thời gian lập vi bằng:
Thời gian lập vi bằng là từ 01 – 03 ngày. Trường hợp cần thiết chúng tôi có thể cử Thừa phát lại thực hiện thủ tục lập vi bằng ngay khi có yêu cầu của quý khách hàng.